Trong nhiều thế kỷ, hình ảnh các thiên thần với sự thanh tao của họ đã tạo nên những kiệt tác nghệ thuật đỉnh cao. Xuất hiện từ những bức tượng cổ đến các bức tranh tường hiện đại, những nhân vật có cánh này đã trở thành một hình tượng quen thuộc trong lịch sử nghệ thuật với ý nghĩa bao hàm cả không gian, văn hóa và thời gian.
Ý tưởng về một thiên thần trông như thế nào đã xuất hiện vào thế kỷ thứ 4, thế nhưng sự tồn tại của các nhân vật giống như thiên thần trong nghệ thuật đã được tìm thấy từ hàng ngàn năm. Vì vậy, hãy ngược theo dòng lịch sử cùng tranh-dep.com khám phá sự hình thành và nguồn cảm hứng để người xưa tạo dựng nên hình tượng bí ẩn này trong các tác phẩm nghệ thuật.
Khởi nguyên của thiên thần
1. Assyria
Trong văn hóa Assyria cổ đại, Lamassu là một vị thần giám hộ. Và thường được biết đến qua hình tượng một con bò đực có cánh. Vị thần này là con lai với đầu của người đàn ông, cơ thể của con bò đực hoặc sư tử và đôi cánh bằng lông to lớn.
Bởi vai trò người bảo vệ và cả vẻ đẹp thần thoại mà vị thần này thường được xem là chủ đề muôn thuở của nghệ thuật Assyria. Nổi tiếng nhất có thể kể đến cặp tượng điêu khắc Lamassu được đặt tại các lối vào cung điện. Đây được xem như những ví dụ nghệ thuật sớm nhấ có niên đại từ thế kỷ thứ 10 trước Công nguyên.
2. Hy Lạp cổ đại
Đối với nền văn hóa Hy Lạp, hai nhân vật được xem là truyền cảm hứng cho hình tượng thiên thần trong nghệ thuật là Eros và Nike
Trong thần thoại, Eros (được xem tương đương với thần Cupid trong thần thoại La Mã) là con trai của Aphrodite và thần tình yêu. Nghệ thuật từ thời Cổ điển (510 – 323 Trước Công nguyên) mô tả Eros là một thanh niên có đôi cánh ấn tượng.
Trong thời kỳ Hy Lạp (323 Trước Công nguyên – 31 Sau Công nguyên) nổi lên sự phát triển của các tác phẩm điêu khắc bằng đá cẩm thạch. Nhiều nghệ sĩ đã sử dụng phương thức nghệ thuật này để chế tác các bức tượng của các vị thần, trong đó The Winged Victory of Samothrace – Tượng thần chiến thắng Samothracelà một trong số những ví dụ nổi tiếng nhất.
Được tạo ra để kỷ niệm một trận chiến trên biển vào đầu thế kỷ thứ hai trước Công nguyên, tác phẩm điêu khắc dài 18 feet này miêu tả Nike, nữ thần chiến thắng của Hy Lạp.
Hình tượng thiên thần trong lịch sử nghệ thuật
1. La Mã
Hình tượng thiên thần trong tác phẩm nghệ thuật được tìm thấy sớm nhất trong Hầm mộ Thánh Priscilla, một hầm đá được sử dụng cho chôn cất tín đồ Cơ đốc giáo trong thế kỷ thứ 3.
Một trong những căn phòng của hầm mộ có chứa bộ tranh treo tường minh họa những cảnh trong Cựu Ước và Tân Ước. Ngoài Binding of Isaac và hình ảnh của Madonna và Đứa trẻ, những bức bích họa này kể câu chuyện về sự kiện Annunciation – Lễ truyền tin; trong đó thiên thần Gabriel tuyên bố Mary sẽ sinh con trai của Thiên Chúa.
Mặc dù hình tượng được cho là Gabriel nhưng thiên thần này không có cánh. Mãi đến thế kỷ sau, các nghệ sĩ mới liên tưởng đến hình tượng quen thuộc của các thiên thần.
2. Byzantium
Tác phẩm nghệ thuật đầu tiên được biết đến cho thấy các thiên thần đã có đôi cánh có từ thế kỷ thứ 4. Với tên gọi Sarcophagus của Hoàng tử, đây là một chiếc quan tài bằng đá cẩm thạch được tìm thấy gần Thổ Nhĩ Kỳ, những bức chạm khắc này là hình ảnh đầu tiên về thiên thần có cánh được tìm thấy trong số các tác phẩm nghệ thuật Byzantine.
Trong vài thế kỷ tiếp theo, các thiên thần là chủ đề được xuất hiện trong các tranh khảm mạ vàng, tranh vẽ và các biểu tượng Công giáo Roman khác.
3. Thời trung cổ
Các nghệ sĩ thời trung cổ đã dựa trên cách mô tả các thiên thần của Byzantine để kết hợp vào các bức tranh dát vàng của họ. Thông thường, hình tượng thiên thần có thể được xuất hiện trong bối cảnh với sự tham gia của các nhân vật thánh như Đức Trinh Nữ Maria và Chúa Giêsu trong tác phẩm Madonna and Child with Angelscủa Pietro di Domenico da Montepulciano.
Tương tự như vậy, các sứ giả thiêng liêng này thường xuất hiện trong các bản thảo được trang trí; họ có thể là các yếu tố trang trí hoặc có thể là nhân vật chính của câu chuyện.
4. Phục hưng Ý
Trong thời kỳ Sơ Phục hưng, các nghệ sĩ tiếp tục kết hợp hình tượng thiên thần vào tranh của họ. Tuy nhiên, không giống như các mô tả trong thời trung cổ, những nhân vật này bắt đầu trông thanh tao hơn và đời thật hơn, đây là sự phát triển phong cách của các nghệ sĩ thời Phục hưng đối với chủ nghĩa tự nhiên. Một ví dụ chứng minh sự thay đổi này là tác phẩm Madonna With Child and Two Angels của Fra Filippo Lippi.
Các nghệ sĩ thời Phục hưng phương Bắc như Jan Van Eyck cũng đã mô phỏng lại đôi cánh của các thiên thần, bằng cách thay thế những đôi cánh lông thành một dải cầu vồng nổi bật.
5. Tân cổ điển
Lấy cảm hứng từ chủ nghĩa hiện thực của thời Phục hưng, các nghệ sĩ Tân cổ điển đã vẽ các thiên thần theo chủ nghĩa tự nhiên. Xuất hiện trong cả hình tượng thần Cupid-esque và nhân vật nữ xinh đẹp – những thiên thần này gợi lên chuẩn mực của hình mẫu nhân vật thời Phục hưng trước đây.
Tuy nhiên, không giống như sau này, các thiên thần thời Tân cổ điển không được tìm thấy hoàn toàn trong các mô tả Kinh Thánh; họ cũng góp mặt trong biểu tượng thần thoại và những cảnh ngụ ngôn lấy cảm hứng từ nghệ thuật cổ điển, như tác phẩmBirth of Venus nổi tiếng của William Bouguereau .
6. Chủ nghĩa hiện đại
Trong thế kỷ 20, các nghệ sĩ tiếp tục tìm đến các “tầng mây” để tìm cảm hứng. Người theo chủ nghĩa hiện đại Do Thái Marc Chagall thường xuyên kết hợp các hình tượng thiên thần vào tác phẩm của mình, bởi lẽ ông dành sự quan tâm cả đời để xem Cựu Ước như là nàng thơ của mình. “Tôi đã bị cuốn hút bởi Kinh Thánh từ khi còn rất nhỏ”, ông ấy nói. “Tôi luôn luôn như vậy, và vẫn mãi như vậy, Kinh Thánh là nguồn thơ vĩ đại nhất từng tồn tại. Kể từ đó, tôi đã tìm cách thể hiện triết lý này trong cuộc sống và nghệ thuật.”
7. Nghệ thuật đương đại
Cuối cùng, các nghệ sĩ đương đại tiếp tục tạo ra các tác phẩm nghệ thuật với thiên thần. Từ những bức vẽ biểu cảm của Keith Haring đến một triển lãm tinh tế của Tracy Emin, những tác phẩm và dự án này đã chứng minh sức mạnh bất diệt của chủ đề tâm linh đối với nghệ thuật.
Mai Trung Hiếu là người sáng lập và điều hành Tranh Đẹp, một nền tảng thương mại điện tử chuyên cung cấp tranh nghệ thuật chất lượng cao. Với đam mê sâu sắc với nghệ thuật và sự tinh tế trong thiết kế, Mai Trung Hiếu cam kết mang đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm nghệ thuật đáng nhớ và độc đáo. Xem thêm!