Ưu Điểm Và Ứng Dụng Của Sơn Dầu Trong Nghệ Thuật

Ngắm nhìn những tuyệt tác sơn dầu của các họa sĩ lừng danh như bức tự họa mang tên Man in a red turban (1433) của họa sĩ Jan Van Eyck hay bức tranh vẽ Nàng Mona Lisa (khoảng thế kỷ 16) của họa sĩ Leonardo da Vinci…., dù trải qua nhiều thế kỷ và in hằn những dấu vết của thời gian, nhưng những sắc màu của nó vẫn còn nguyên vẹn sự rực rỡ. Vậy mới hiểu được vì sao các họa sĩ lại gọi Sơn dầu là chất liệu vua của hội họa.

Mona Lisa là một bức chân dung thế kỷ 16 được vẽ bằng chất liệu sơn dầu trên một tấm gỗ dương

Mona Lisa là một bức chân dung thế kỷ 16 được vẽ bằng chất liệu sơn dầu trên một tấm gỗ dương

Sơn dầu là gì?

Sơn dầu (màu dầu) – trong tiếng Anh gọi là oil painting là một loại hình họa phổ biến được các họa sĩ vẽ tranh bằng chất liệu dựa vào sự kết hợp giữa màu và dầu. Họ có thể dùng chất liệu này vẽ lên gỗ, tường, canvas (vải) và kể cả kim loại,…

Tuỳ vào loại dung môi bạn dùng sẽ cho ra những loại sơn dầu khác biệt về thời gian ngả vàng, độ bóng và thời gian khô của màu sắc. Một số loại dầu sấy thường được các họa sĩ sử dụng như dầu hạt lanh, dầu thông, dầu hoa rum, anh túc hoặc dầu óc chó.

Tranh sơn dầu của họa sí Định Nguyễn

Tranh sơn dầu của họa sí Định Nguyễn

Khi mới được nghiên cứu và sử dụng trong nền hội họa thời Phục Hưng Châu Âu, các họa sĩ thường dùng cọ để vẽ với chất liệu này. Ngày nay, với tính chuyên dụng cũng như mục đích sáng tạo không ngừng nghỉ trong nhiều khía cạnh khác nhau, người ta còn dùng được thêm họa cụ khác như dao, chổi cứng hay bay để chuyển tải tác phẩm nghệ thuật của mình qua chất liệu sơn dầu.

Lần đầu xuất hiện trên những bức tranh về Phật Giáo tại Ấn Độ, sau đó đến Trung Quốc ở thế kỷ 5 đến thế kỷ 10, bắt đầu phổ biến từ thế kỉ 15 và vẫn tiếp tục phát triển cho đến hôm nay, được rất nhiều họa sĩ ưa chuộng. Có thể nói, sơn dầu là minh chứng cho việc hoàn thiện một chất liệu vẽ tuyệt vời, là một cuộc cách mạng kỹ thuật lớn, đã làm chuyển biến và nâng tầm kỹ thuật trong hội họa. Có lẽ cũng bởi vì, sơn dầu – chất liệu được mệnh danh là vua của hội họa này sở hữu những sức mạnh vô song khó phủ nhận.

Đọc tiếp:  Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Vệ Sinh Tranh Sơn Dầu Tại Nhà

Những ưu điểm của sơn dầu – chất liệu vua của hội họa

Thời gian khô chậm là một điều kiện lí tưởng để các họa sĩ có thể thỏa sức hoàn thành bức vẽ của mình sao cho chỉnh chu nhất, hoàn mỹ nhất. Trong khoảng thời gian chờ các sắc màu dầu được khô, người vẽ dễ dàng chỉnh sửa, thêm hoặc xóa chi tiết nào đó đến khi ưng ý thì thôi. Đây là một ưu điểm vượt trội hơn hết của chất liệu Sơn dầu so với các chất liệu vẽ khác như màu nước.

Trường tồn cùng thời gian là một tiêu chí mà các bậc họa sĩ khám phá ra chất liệu này mong muốn khi vẽ tranh bằng sơn dầu. Một bức tranh đẹp được vẽ bằng một chất liệu tốt thì thông điệp của người họa sĩ qua tác phẩm của mình mới được bảo tồn cùng thời gian.

Và sơn dầu là một chất liệu từ khi được phát hiện bởi các nhà họa sĩ thời cổ đại đến sự hoàn thiện của thế hệ anh em họa sĩ Jan Van Eyck (khoảng 1390-1441) đã biến sơn dầu không chỉ trở thành một chất liệu “gây mê” trong giới mộ điệu nền hội họa mà còn là một nguyên liệu vẽ tranh có khả năng thách thức cùng thời gian với những hiệu ứng bất ngờ.

hất liệu sơn dầu có thể tạo nên những hiệu ứng ánh sáng tuyệt hảo

Chất liệu sơn dầu có thể tạo nên những hiệu ứng ánh sáng tuyệt hảo

Cùng với đặc tính không thấm nước, có độ dẻo và độ che phủ mạnh đã giúp một bức vẽ sơn dầu có thể tổn tại từ hàng chục đến hàng trăm năm. Phủ thêm một lớp vecni sau khi bức họa được hoàn thành là cách mà các họa muốn tranh của mình được bóng và sáng hơn.

Đọc tiếp:  Sự Khác Biệt Giữa Tranh Sơn Dầu Và Tranh Sơn Mài

Tạo độ sâu, uyển chuyển sắc độ và khả năng tạo sự chân thực trong tranh là một điểm đặc biệt của chất liệu vua của hội họa – Sơn dầu. Khác với tranh màu nước hay phấn màu, tất cả những gì bạn nhìn thấy là một lớp với nhiều sắc màu đan xen với nhau. Tranh Sơn dầu lại khác. Ẩn chứa từ sâu bên trong lớp tranh ấy có thể là 5 đến 10 lớp màu mỏng được người nghệ sĩ có chủ ý sắp xếp đắp lên nhau sao cho hoàn mỹ nhất về độ sâu, sắc độ và tính thẩm mỹ. Nền tối sẽ là tiền đề để các lớp màu sáng bên trên được sáng hơn, trong hơn. Và ngược lại, nền sáng màu sẽ khiến các màu sắc tối bên dưới được ánh lên rực rỡ.

Tác phẩm tranh sơn dầu lên từ lớp lót đen trắng của họa sĩ Định Nguyễn

Tác phẩm tranh sơn dầu lên từ lớp lót đen trắng của họa sĩ Định Nguyễn

Có thể nói, Sơn dầu là chất liệu bậc thầy trong chủ nghĩa tự nhiên, tạo nên những bức tranh đắm chìm trong không gian. Những sợi tóc, một đôi mắt chứa đầy xúc cảm, những nếp gấp vải trên trang phục hay những đốm nâu trên da đều được thể hiện bằng chất liệu này giúp người họa sĩ chuyển tải rất tự nhiên đến nỗi tranh vẽ mà ngỡ như thật. Đó là hiệu ứng thị giác tuyệt vời chỉ sơn dầu mới có thể làm được.

Chất liệu sơn dầu giúp chuyển tải hình ảnh một cách tự nhiên, sống động như hình chụp

Chất liệu sơn dầu giúp chuyển tải hình ảnh một cách tự nhiên, sống động như hình chụp

Chất liệu sơn dầu giúp chuyển tải hình ảnh một cách tự nhiên, sống động như hình chụp

Tuy nhiên, đặc tính lâu khô có lẽ là vừa là ưu điểm nhưng cũng là nhược điểm của chất liệu này. Vì thời gian để một bức tranh Sơn dầu khô có thể lên đến 2 tuần. Vì thế, để hoàn thiện một bức vẽ Sơn dầu hoàn chỉnh sẽ tốn khá nhiều thời gian và công sức người họa sĩ. Ngoài ra, một số chất trong sơn có thể gây độc hại nhưng không đáng kể. Tranh Sơn dầu cũng dễ dàng bị hư hỏng nếu cách bảo quản không đúng, nơi bảo quản và nhiệt độ không phù hợp.

Đọc tiếp:  Top 10 Những Bức Tranh Sơn Dầu Nổi Tiếng Thế Giới

Ứng dụng của sơn dầu trong nghệ thuật và đời sống

Trong nền hội họa thế giới và trong nước, sơn dầu là một phương tiện tuyệt vời để người họa sĩ truyền tải những thông điệp của mình qua những bức vẽ. Với sự phát triển ngày càng phong phú về chất liệu và cách sử dụng, sơn dầu chiếm một chỗ đứng cực kỳ quan trọng trong giới Mỹ thuật. Người ta thích ngắm và mua tranh sơn dầu, bởi độ bền, sâu sắc và những đường nét màu sắc có thể mềm mịn nhưng cũng có thể có những vết sần sùi trên bề mặt vật liệu được dùng làm nền để vẽ. Sự đa dạng đó khiến Sơn dầu trở thành loại hình hội họa “gây mê” kể cả những họa sĩ không chuyên, tạo nên những giá trị riêng biệt trong nghệ thuật decor trang trí như không gian trở nên sang trọng hơn, giúp nuôi dưỡng và làm phong phú đời sống con người khi có sự góp mặt của dòng tranh này.

Tranh sơn dầu của họa sĩ Phạm Duy Long

Tranh sơn dầu của họa sĩ Phạm Duy Long

Tranh sơn dầu của họa sĩ Phạm Duy Long

Nếu nói đến những bước tiến dài của hội họa thì chắc chắn phải có sự góp mặt của Sơn dầu trong hàng ngũ đầu tiên và trước nhất. Xứng danh với chất liệu vua của hội họa, dù quy trình để vẽ một bức tranh Sơn dầu luôn khá khắt khe, nhưng chính sự khắt khe đó đã tạo nên những giá trị nghệ thuật mà đến muôn đời sau, thế hệ nào cũng phải công nhận.

Bài viết liên quan